Khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, bức tranh kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Nhiều ngành có mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, thương mại. Cục thống kê Nghệ An cho biết số liệu thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy Nghệ An tăng trưởng kinh tế Nghệ An đứng thứ 2 khu vực Bắc Bộ.

Tăng trưởng kinh tế Nghệ An những năm gần đây 

Tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục Thống kê đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Nghệ An đạt 8,44% (quý I tăng 6,44%, quý II tăng 10,09%), là mức tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hoá) và thứ 18 của cả nước.

Dịch Covid-19 về cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Bức tranh kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục có sự khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Nhiều ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi đại dịch xuất hiện như công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, thương mại,…

Trong mức tăng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,14%, đóng góp 12,27% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,65%, đóng góp 39,75%; khu vực dịch vụ tăng 9,22%, đóng góp 44,64%.

Tốc độ tăng trưởng của Nghệ An đứng thứ 2 Bắc Trung Bộ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 10,20% so với cùng kì năm 2021, chủ yếu do ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến chế tạo. Trong đó sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí ước tăng 24,50%; công nghiệp khai khoáng ước tăng 18,43%; công nghệ chế biến, chế tạo ước tăng 8,33%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải ước tăng 2,75%.

>> Đọc thêm: Eco Central Park Vinh – Đại dự án quy mô nhất Nghệ An chuẩn bị ra mắt

Tầm quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế

Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp trong đóng góp và phát triển kinh tế – xã hội, các cấp, các ngành đã có sự phối hợp nhằm cả thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 1.010 doanh nghiệp được cấp mới giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh, tăng 4,77% với tổng số vốn đăng ký thành lập 10.417 tỷ đồng.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng đang có xu hướng phục hồi và tăng trưởng khá, đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái bình thường, nguồn hàng hoá ngày càng phong phú về mẫu mã cũng như chủng loại. Cuộc sống người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng, hoạt động du lịch cũng tăng trưởng là do kích cầu và tâm lý đi du lịch sau dịch, lượng du khách tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ ước đạt khoảng 50.877 tỷ đồng, tăng 29,38%.

Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước thực hiện 10.101 tỷ đồng, đạt 67,35% dự toán. Trong đó, thu nội địa ước đạt 9.163 tỷ đồng, đạt 66,90% dự toán. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 938 tỷ đồng, đạt 72,12% dự toán.

Thời gian qua, Nghệ An đã chủ động kết nối, gặp gỡ, vận động các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ để thực hiện xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tuyến cùng với việc tập trung các giải pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trong thời gian tới. Tỉnh Nghệ An cơ bản giải quyết “điểm nghẽn” về mặt bằng sạch, phát huy sức mạnh, tận dụng cơ hội bứt phá trong môi trường đầu tư.

Du lịch tại Cửa Lò Nghệ An sau 2 năm nghỉ vì dịch Covid-19

Dân số Nghệ An đứng thứ 4 cả nước, trung bình ước đạt 3.409,9 nghìn người. Trong đó, lực lượng lao động có hơn 1,6 triệu người, hằng năm bổ sung hơn 30 nghìn người và đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”. Đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức khi giải quyết việc làm cho lao động. Ước 6 tháng năm nay, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 29.885 người (đạt 69,66% kế hoạch, tăng 72,5%).

Theo cục trường cực Thống kê Phan Trường Sơn, dự báo 6 tháng cuối năm 2022, tình hình trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, do vậy cần tập trung, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đó là: Tiếp tục tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Đẩy nhanh xây dựng, trình phê duyệt, triển khai thực hiện các chương trình, đề án trọng điểm thuộc Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các Nghị quyết của Trung ương. Thúc đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu và kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2022; tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Phát triển các lĩnh vực văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội…

Theo ecoparkcorp.net

Rate this post