Phú Thọ không chỉ là nơi đất tổ của các vị vua Hùng mà còn là mảnh đất của nhiều đặc sản độc đáo khó có thể tìm thấy được ở những nơi khác trên cả nước. Giờ hãy cùng khám phá những món ngon đặc sản Phú Thọ mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây nhé!
Xem thêm: TOP 9 đặc sản Việt Nam làm nức lòng du khách trong và ngoài nước
10 món ngon đặc sản Phú Thọ ăn một lần nhớ mãi
1. Bánh tai
Bánh tai hay bánh tai heo thực chất là một loại bánh có cách chế biến tương đối đơn giản nhưng lại được nhiều người dân nơi đây ưa thích. Sở dĩ được gọi là bánh tai heo bởi hình dáng của bánh cong cong, thuôn dài giống như hình của một chiếc tai heo. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy bánh tai heo ở bất kì đâu trên mảnh đất Phú Thọ.
Nguyên liệu để làm ra món ăn này bao gồm gạo tẻ; thịt lợn và một số gia vị đơn giản. Phần gạo tẻ được xay ra thật mịn, sau đó vào cùng với nước tạo thành một hỗn hợp bột. Phần thịt lợn được tẩm các loại gia vị, được bọc trong hỗn hợp gạo tẻ sau đó được đem đi hấp. Như thế là đã ra một chiếc bánh tai heo đúng chuẩn hương vị Phú Thọ.
2. Thịt chua – Đặc sản số 1 Phú Thọ
Thịt chua là một món ăn đặc sản của người dân tộc Mường tại tỉnh Phú Thọ. Món ăn này có hương vị có hương vị rất đặc biệt không thể lẫn vào đâu được. Thịt dùng để làm thịt chua phải là phần thịt ba chỉ và phần thịt nạc thai. Sau đó thịt sẽ được lên men theo công thức đặc biệt của người Mường. Thịt chua ngon nhất phải kể đến thịt chua của vùng Thanh Sơn; lợn ở đây được người dân nuôi chủ yếu bằng rau củ và trái cây rừng nên có hương vị thơm ngon tự nhiên. Thịt chua thường được ăn kèm với các loại rau sống như lá sung; đinh lăng, chấm cùng với tương ớt, trở thành một món nhậu cùng với bia lạnh rất hợp lí.
>>Xem thêm : Cách làm thịt chua ngon chuẩn đơn giản
3. Trám om kho cá – Đặc sản Phú thọ khó có thể bỏ qua
Quả trám là loại củ thường được trồng nhiều tại Phú Thọ, thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch hàng năm. Quả trám có hình bầu dục được chia làm hai loại là trám đen và trám chua. Trám om kho cá từ lâu đã là một món ăn đặc sản; được nhiều khách du lịch ưa thích khi đến với Phú Thọ.
Vị chua vị đậm của tương; của cá khi kho sẽ ngấm hết vào củ trám làm cho trám giảm độ chua thay vào đó là vị ngọt vị béo. Món cá ăn không thường sẽ bị ngấy; nhưng khi có cá ăn cùng sẽ được cân bằng lại; tạo nên một món ăn độc đáo khó quên. Vào những ngày mùa đông lành lạnh; được ăn một bát cơm trắng nóng hổi bên nồi trám om kho cá thì đúng là không còn gì bằng.
4. Rau sắn Phú Thọ
Nhiều người có thể đã ăn qua món củ sắn nhưng còn rau sắn thì lại ít người biết. Rau sắn thực chất là loại rau được mọc cùng với củ sắn. Phần rau sắn sẽ được người dân hái về, vò nát, ngâm vào nước để cho bớt nhựa. Rồi sau đó sẽ được đem đi trộn với muối, ướp gi vị và được ủ trong khoảng từ 4 – 5 ngày.
Rau sắn được sử dụng giống như dưa, cà muối, trở thành một món ăn kèm cùng với các món chính. Ngoài ra rau sắn còn hay được người dân sử dụng để nấu canh với rô đồng. Vị của rau sắn chua chua hòa quyện với vị béo của cá rô; khiến người ăn cứ muốn húp xì xụp mãi không thôi.
5. Rêu đá
Rêu đá là loại rêu thường được trồng ở những khu vực gần sông suối, ở những chỗ trũng ẩm thấp. Người dân khi đi thu hoạch rêu đá mang về thường phải phải rửa thật sạch để loại bỏ phần nhớt ở bên ngoài. Món ăn nổi tiếng được làm từ rêu đá đó là rêu đá nướng. Rêu đá trộn với tỏi thái mỏng, gia vị; mì chính, được cuốn trong lá đu đủ rồi đem đi nướng. Nướng xong lá đu đủ sẽ cháy đen ở bên ngoài; bên trong hương vị rêu đá hòa quyện với hương vị của tỏi bùi bùi thơm thơm.
6. Cọ ỏm
Cọ ỏm là loại củ có hình dáng nhỏ, tròn, bên trong phần nhân có hương vị mềm dẻo. Cọ ỏm ngon phải thuộc giống cọ nếp. Các chế biển của cọ ỏm rất đơn giản, chỉ cần một nồi nước sôi, sau đó đổ cọ ỏm vào, 5 – 10 phút sau thì vớt ra là có thể thưởng thức được. Ngoài cách chế biến này; người dân Phú Thọ còn thường chế biến thành món dưa cọ có hương vị chan chát; mặn mặn giống như dưa, cà muối bình thường. Giá của cọ ỏm từ tầm 20.000 – 30.000/cân.
7. Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng là loại bưởi được trồng ở vùng Đoan Hùng, Phú Thọ, đặc biệt là xã Chí Đám và Bằng Luân. Tép bưởi Đoan Hùng trắng, mềm, ngọt nước, thơm ngất ngây, khiến người ta cảm thấy như muối bưởi như đang tan vào trong ruột gan. Bưởi Đoan Hùng từ lâu đã có một thương hiệu riêng, khó có thể nào lay chuyển được. Đây cũng là đặc sản Phú Thọ làm quà được rất nhiều người lựa chọn.
8. Cơm nắm lá cọ – Đặc sản Phú Thọ ngon
Mảnh đất Phù Ninh, Phú Thọ là mảnh đất chuyên làm ra những sản vật làm từ cọ như nón lá cọ, mành cọ, và trong đó có cả món cơm nắm lá cọ. Cơm nắm lá cọ được chế biến từ gạo nấu chín, sau đó sẽ được xới ra, nắm tròn, lăn kĩ. Sau đó cơm sẽ được lăn qua tàu lá cọ, nhưng đặc biệt phải là lá cọ ở những mọc thấp, ngang thắt lưng, còn non. Cơm nắm lá cọ thường được ăn cùng muối vừng, muối xả, sườn lợn rang muối.
9. Xáo chuối
Món xáo chuối là một món ăn đã được truyền qua từ nhiều thế hệ, từ đời này đến đời khác. Xáo chuối thường được ăn trong các dịp quan trọng như những dịp cưới hỏi, lễ tết ma chay. Món ăn này được chế biến từ chuối xanh, đun cùng với xương, tương bần và tiết lợn. Món ăn này đem đến một hương vị khó quên, vị ngọt được tiết ra xương, vị bùi bùi, mềm dẻo của chuối xanh, hay vị đậm đà của của tương bần. Món xáo chuối nổi tiếng phải kể đến xáo chuối của làng Vĩnh Tề, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
10. Tằm cọ – Đặc sản đặc trưng Phú Thọ
Chỉ một lần thưởng thức tằm cọ, chắc chắn bạn sẽ khó quên được hương vị đậm đà; tinh tế mà chỉ miền đất trung du này có. Phú Thọ nổi tiếng với những rùng cọ bạt ngàn xanh biếc; những món ăn đặc sắc được chế biến từ cây cọ như cọ ỏm hay tằm cọ. Vị tằm cọ ngậy, béo, rất đậm đà tuy nhiên không phải ai cũng dám ăn thử